Vì sao phải nuôi dưỡng trí tò mò, háo hức khám phá thế giới xung quanh cho trẻ

Vì sao phải nuôi dưỡng trí tò mò, háo hức khám phá thế giới xung quanh cho trẻ

“Tại sao bèo lại không bị ướt và luôn nổi trên mặt nước?”, “Đây có phải là con sâu sẽ hóa thành chú bướm xinh đẹp không?” …Nếu đã làm bố mẹ, chắc hẳn bạn đã từng bị trẻ “quay” trong hàng tá câu hỏi kiểu như vậy phải không?

Và chúng ta nhiều lúc đã không hiểu lý do gì khiến trẻ có thể hỏi cả ngàn câu hỏi, hỏi cho ra ngọn ngành và không ngừng thắc mắc về thế giới như vậy. Bố mẹ sẽ ngừng than phiền con nếu biết rằng, sự tò mò là một năng lực tuyệt vời, một phẩm chất cần được nuôi dưỡng ở trẻ em.

Vì sao chúng ta phải nuôi dưỡng trí tò mò ở trẻ?

Giúp trẻ luôn hào hứng và hạnh phúc: Vì sao ráng chiều lại đẹp đến vậy? Vì sao khi nhìn vào cây xanh ta lại thấy mát mắt? Trẻ luôn tìm được cho mình một lý do để thắc mắc, để tò mò, trẻ luôn thấy thế giới xung quanh thật kỳ diệu, thật tuyệt vời. Điều đó thôi thúc trẻ tìm hiểu, khám phá và cảm thấy háo hức, hạnh phúc về những điều đó.

Nguồn cảm hứng cần có để trẻ học tập: Nếu ngừng thắc mắc, nếu chẳng có gì để tò mò thì bài học cũng chẳng có gì thú vị cả. Đối với trẻ em niềm cảm hứng học tập rất quan trọng. Trẻ em sẽ ham học hỏi, tiếp thu bài học nhanh, nhớ lâu và luôn hào hứng để tìm hiểu kiến thức mới nhờ có trí tò mò. Đồng thời, tò mò còn là động lực để trẻ tiếp thu kiến thức chủ động, bồi dưỡng tư duy giải quyết vấn đề và phản biện lại một vấn đề nào đó.

Bé hứng thú khám phá cây xấu hổ trong một lớp học trải nghiệm thiên nhiên của Tatuplay

Kỹ năng cần có để không bị tụt hậu trong tương lai: Theo một nghiên cứu được công bố bởi Oxford Economics (Anh), dự đoán đến năm 2030 sẽ có khoảng 20 triệu công việc, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất, sẽ bị thay thế bởi rô bốt và trí tuệ nhân tạo.

Thời đại công nghệ 4.0 đang đặt ra rất nhiều thách thức và kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để có thể chuẩn bị cho các thay đổi của tương lai. Cũng theo nhận định của một chuyên gia khoa học máy tính, rô bốt sẽ khiến xã hội thay đổi nhanh chóng, hiện đại hơn nhưng chính rô bốt lại không thể nào có được sự tò mò và sáng tạo như những đứa trẻ 4 tuổi.

Sự tò mò là là động lực thiết yếu để hình thành những kỹ năng thích nghi với sự thay đổi của công nghệ. Nhờ có sự trí tò mò, con người không ngừng say mê tìm tòi, khám phá, năm bắt và lĩnh hội được các biến đổi của công nghệ.

Chính nhờ trí tò mò, con người còn có cách làm việc sáng tạo và mang lại hiệu quả cao. Thay vì lệ thuộc vào công nghệ, chúng ta sẽ biết cách để làm chủ công nghệ vào công việc và cuộc sống của mình.

“Ôi, sao quả mít lại có những cái gai sờ vào thấy đau thế này nhỉ”, các bé sờ cảm nhận quả trong vườn tại lớp học của Tatuplay.

Gợi ý một số cách để nuôi dưỡng trí tò mò, giúp trẻ luôn háo hức về thế giới xung quanh:

Đừng cảm thấy phiền toái và lờ trẻ đi:

Bố mẹ đừng cảm thấy chuyện con tò mò với một ngàn câu hỏi tại sao là phiền phức. Hãy cho trẻ quyền được thắc mắc, được hỏi. Nhưng cũng đừng vội trả lời hết các câu hỏi của trẻ.

Bố mẹ hãy giúp trẻ tư duy vấn đề bằng cách hỏi ngược lại con, gợi mở và cùng con tìm câu trả lời cho những điều bé thắc mắc. Bố mẹ cũng hãy khuyến khích trẻ tự đi tìm câu trả lời, và đôi khi hãy chấp nhận những giải thích, câu trả lời của con dù nó có hơi thiếu thực tế.

Đưa trẻ đi chơi nhiều nơi, gặp nhiều người:

Thiên nhiên với không gian đa dạng bên ngoài là học liệu không thể tuyệt vời hơn để trẻ được phát huy trí tò mò của mình. Cây cối, cỏ hoa, côn trùng…hệ sinh thái xanh này là cách để giúp bé quan sát, phát hiện ra các vấn đề lý thú của tự nhiên và giúp bé hào hứng để tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thông quan môi trường thiên nhiên đa dạng, trẻ còn tự mình tìm được những câu trả lời các tò mò mà nếu chỉ ở trong nhà, bé sẽ chẳng thể lý giải nổi. Bố mẹ cũng có thể đồng hành cùng con để tìm các câu trả lời, bố mẹ đóng vai trò gợi mở, hỗ trợ con để con giải đáp các vấn đề mà con thắc mắc.

Các bé tò mò về bể chứa nước trong một lớp học trải nghiệm thiên nhiên của Tatuplay

Hãy quan sát con nhiều hơn, đừng vội can thiệp sâu:

Thông qua năng lực tự khám phá, trẻ tự rút ra bài học. Tự khám phá còn là điều kiện để trẻ thỏa mãn trí tò mò của mình. Đối với trẻ mọi sự vật, hiện tượng từ thế giới xung quanh đều có sức hấp dẫn và làm trẻ vô cùng tò mò.

Do vậy, khi con chơi là khi con đang học, bố mẹ đừng vội hướng dẫn quá chi tiết hay can thiệp sâu vào cách con chơi, cách con khám phá, tò mò về một cái gì đó. Hãy để trẻ được sờ, chạm, nếm, ngửi, được tự tìm hiểu, cảm nhận, trải nghiệm…trẻ sẽ tự tìm ra cách chơi một món đồ vật, cách để leo trèo…đó là cách để trẻ tự thỏa mãn trí tò mò của mình.

Nguồn: Tatuplay tổng hợp.

————————- Liên hệ —————————

Fanapge: Tatuplay

Hotline: 0903.114.855

Email:tatuplayeducation@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất